5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN  CHỈ THỊ 43-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG.

VAVA TP. Hồ Chí Minh

5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 

CHỈ THỊ 43-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG.

 

Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam” dần dần đi vào cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó nạn nhân chất độc da cam/dioxin được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn, nhất là đời sống ngày càng được cải thiện hơn so với trước đây.

Chỉ thị 43-CT/TW còn thể hiện rõ việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, khắc phục hậu quả chất độc da cam là lương tâm và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân, cần được tiến hành triển khai thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, trên cơ sở đó Hội mới có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác xây dựng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin vững mạnh. Việc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, đưa công tác chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân da cam thành nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội. Chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, công tác vận động nguồn lực chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, tạo cơ hội cho NNCĐDC hòa nhập với cuộc sống cộng đồng là tiêu chí, mục tiêu cơ bản của toàn Hội.  

Nhìn lại kết quả 5 năm thực hiện trong công tác phát triển tổ chức Hội các cấp thì Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn chậm trễ so với khu vực phía Nam.  Hiện nay chỉ mới có 15/24 quận, huyện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nên không thể nắm hết tình hình, số lượng nạn nhân chất độc da cam. Bên cạnh đó, ảnh hưởng chung của sự khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh Covid 19, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh doanh nên khả năng đóng góp cho Hội ngày càng sụt giảm. Theo đó, hiệu quả hoạt động của Hội và thực hiện các chương trình chăm lo cho nạn nhân cũng chịu ảnh hưởng. 

Với sự cố gắng chung của toàn Hội, công tác chăm lo nạn nhân da cam là yêu cầu thường xuyên và là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu, do vậy giai đoạn 2015 đến 2020 đã đạt một kết qủa. Trước hết, công tác phối hợp tham mưu đề xuất trong lãnh đạo chỉ đạo nhằm tổ chức thực hiện Chỉ thị bước đầu được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh quán triệt tại Thông tri số 37-TT/TU ngày 15 tháng 9 năm 2015, nên hoạt động của Hội dần được sự quan tâm hơn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân Thành phố, kiều bào nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là một thuận lợi có ý nghĩa cơ bản đối với hoạt động của Hội, cùng với sự nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác Hội đã tạo lòng tin, tinh thần tự nguyện tham gia của các hội viên Hội nạn nhân trên địa bàn thành phố. 

Thời gian qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố đã đề xuất với lãnh đạo thành phố trong việc đẩy nhanh công tác thành lập các tổ chức Hội ở các quận huyện, đồng thời kiến nghị giám định sức khỏe, quan tâm đối với các thế hệ 3 và 4 là cháu của nạn nhân da cam bị khuyết tật do ảnh hưởng chất độc hóa học nhằm giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Công tác khảo sát, rà soát nắm bắt tình hình nạn nhân được Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố quan tâm, phối hợp và giải quyết một số hồ sơ còn tồn đọng. 

Các văn bản chỉ đạo của các cấp thực thi nội dung Thông tri số 37/TT-TU ngày 15 tháng 9 năm 2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Thông tri đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị xã hội có kế hoạch thực hiện trong phạm vi quyền hạn đơn vị quản lý, tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên, tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và sự chuyển biến nhận thức của các tổ chức chính trị xã hội về Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí Thư. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ Thị 43-CT/TW của Ban Bí thư, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ yếu hỗ trợ các chương trình vận động nguồn lực chăm lo đời sống nạn nhân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thông tri số 37–TTr/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Lãnh đạo Thành phố còn có Văn bản số 1082-CV/VPTU ngày 11 tháng 4 năm 2016 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo chỉ đạo, củng cố hoạt động Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đây là hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho Hội hoạt động có hiệu quả trong công tác kiện toàn bộ máy cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Hàng năm Hội lập kế hoạch triển khai các chương trình chăm lo cho nạn nhân, như chăm sóc sức khỏe y tế, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà, thăm hỏi động viên trong các dịp lễ Tết, cấp học bổng, hỗ trợ xe lăn, xe lắc tay, xây nhà tình thương, sửa chữa chống dột nhà ở cho nạn nhân, hỗ trợ sinh kế và trợ cấp khó khăn đột xuất … Tính từ đầu năm 2015 đến nay toàn Hội NNCĐDC thành phố Hồ Chí Minh đã vận động được tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền là 26.745.880.000 đồng, hỗ trợ xây dựng, sửa nhà 33 căn nhà, hỗ trợ vốn 54 đình. trợ cấp 1851 lượt học bổng, xe lăn, phẩu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu. Tặng 22.533 suất quà dịp lễ tết, ngày 10/8 hàng năm, hỗ trợ khác 1071 lượt. 

Hội đã đón tiếp 45 đoàn, 305 lượt khách quốc tế, thường xuyên có các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,Cựu Chiến binh Mỹ, sinh viên Trung Quốc … Năm 2019 Hội đã được ỦyBan Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA tài trợ thông qua tổ chức Cải thiện môi trường quốc tế Nhật Bản có trị giá 10.000.000 Yên Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn kỹ thuật làm công tác xã hội từ thiện khi Làng Cam đi vào hoạt động.

Hưởng ứng đợt phát động của Trung ương Hội về cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân da cam, ủng hộ Bà Trần Tố Nga nạn nhân chất độc da cam khởi kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ tại tòa án Pháp, thành phố Hồ Chí Minh đã vận động hơn 1.505 chữ ký, thu thập 4.334 chữ ký chống chiến tranh hóa học ủng hộ lời kêu gọi của nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản đấu tranh đòi hủy bỏ vũ khí hạt nhân. 

Song song với công tác tuyên truyền giáo dục và các chương trình phối hợp hoạt động với MTTQ, các Ban ngành đoàn thể trong hoạt động thi đua, phong trào hành động vì nạn nhân chất độc da cam, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố nói chuyện chuyên đề phòng chống bạo lực gia đình, chống xâm hại tình dục trẻ em NNCĐDC/dioxin, an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng… Thành Hội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, báo chí, Đài phát thanh truyền hình Thành phố, để làm tốt công tác tuyên truyền tập trung các văn bản có liên quan như Chỉ thị 43-CT/TW và Thông tri 37-TT/TU của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và chế độ chính sách đối với nạn nhân, nêu gương điển hình tiên tiến vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin., gương nạn nhân vượt khó vươn trong học tập, lao động…viết tin bài, mitting họp mặt, hội nghị, phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, các nhiếp ảnh gia tổ chức triển lãm hình ảnh chuyên đề “Chiến tranh và hậu quả chất độc da cam/dioxin”. 

Hội đã phối hợp Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức 02 đợt triển lãm ảnh gương nạn nhân vượt khó, phát hành 10.000 tờ gấp tuyên truyền, phối hợp với Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Ông Nishimura Yoichi người Nhật Bản phát hành 1.000 cuốn sách ảnh. Hàng năm phối hợp Hội Chữ thập đỏ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đi bộ đồng hành gây Qũy vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin và người khuyết tật vào dịp kỷ niệm ngày thảm họa da cam ở Việt Nam 10/8, qua cuộc đồng hành đi bộ đã góp phần tuyên truyền cho cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn hậu quả của chất độc hóa học,có 20.700 lượt người được tuyên truyền miệng; trên 136 tin, bài đăng lên báo đài Trung ương và địa phương, Tạp chí Da cam Việt Nam…đạt 01 giải khuyến khích dân vận khéo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức. 

Mạng lưới tổ chức Hội chưa đều khắp, hiện nay chỉ có 15 Hội nạn nhân quận, huyện, 182 chi hội ở phường, xã, thị trấn đã phát triển được 5.074 hội viên, sự liên kết chặt chẽ, các quận hội, chi hội hoạt động tích cực, bám sát nội dung, điều lệ Hội và vận hành tốt theo chỉ thị 43-CT/TW chủ động, năng động trong tham mưu, phối hợp chăm sóc nạn nhân da cam tùy theo điều kiện thực tế của địa phương.  

Bên cạnh còn có các quyết định đã ban hành trước đây đến nay vẫn còn hiệu lực nhằm hỗ trợ cho Hội hoạt động hiệu quả như:

Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về việc xác định danh sách các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định số 6039/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chế độ thù lao đối với cán bộ nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố đã được giao 06 biên chế và được ngân sách Nhà nước cấp chi trả thù lao, tiền lương cho cán bộ nhân viên và hoạt động hành chính văn phòng.

 

Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu giải pháp để cụ thể hóa cũng như chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Đảng.do đó việc phát triển tổ chức Hội ở một số quận chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan lãnh đạo các cấp. Công tác giải quyết chế độ, chính sách còn bất cập, tỷ lệ người được hưởng chế độ so với số nạn nhân còn thấp,vẫn chưa có chính sách đối với nạn nhân là thế hệ thứ 3 và 4 là cháu của người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Những tồn tại khách quan và chủ quan trong công tác phát triển Hội tại thành phố Hồ Chí Minh một phần do nhận thức một số cấp ủy chính quyền, cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện cho Hội hoạt động. Hạn chế bởi Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ,  nên triển khai hướng dẫn thực hiện thấu triệt Chỉ thị số 43-CT/TW trên toàn thành phố gặp nhiều khó khăn.

Để Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đi thật sự đi vào cuộc sống của tất cả nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, một lần nữa khẳng định sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học” được xem là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân, nên chăng cần được tiến hành dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và có sự giám sát, phản biện, đánh giá toàn diện.  

PTN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.