SUY NGHĨ ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ
Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất...
Tại Việt Nam và ở một số nơi trên thế giới, cái tên Monsanto hay bị gắn liền với chất độc da cam có chứa dioxin được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến như thuốc diệt cỏ trong thời gian chiến tranh.
Năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto. Đến năm 2009, một tòa án quốc tế được thiết lập tại Paris (Pháp) để giải quyết vấn đề liên quan đến chất độc da cam và nạn nhân Việt Nam, nhưng cả Chính phủ Mỹ lẫn Monsanto đều từ chối xuất hiện.
Tới ngày 18/4/2017, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Hay, Hà Lan công bố kết luận rằng công ty Monsanto đã hủy diệt môi trường, gây thiệt hại cho người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, Monsanto không thừa nhận kết luận phiên tòa. Giờ đây trước sự kiện lần đầu tiên một tòa án Mỹ tuyên phạt công ty Monsanto do không có những cảnh báo phù hợp về nguy cơ loại thuốc diệt cỏ Roundup của hãng này có thể gây ung thư cho người dùng, dư luận một lần nữa lại lóe lên hy vọng rằng công lý sẽ được thực thi.
Trả lời phỏng vấn mới đây, bà Merle Ratner – điều phối viên của tổ chức Vận động cứu trợ và trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam, cho biết phán quyết của tòa án bang California mang tính lịch sử, sẽ có tác động đáng kể đến những vụ kiện tương tự chống lại công ty Monsanto.
Bà cũng từng sát cánh với Hội Nạn nhân da cam Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto, trong nhiều năm. Theo bà, cuộc đấu tranh với công ty Monsanto sẽ kéo dài vì còn phải đợi phán xét của tòa phúc thẩm sau khi Monsanto tuyên bố sẽ kháng án.
Tuy nhiên, phán quyết vừa qua là sự khích lệ rất lớn đối với những người đã đang và sẽ đấu tranh buộc Monsanto phải bồi thường cho những nạn nhân của những chất độc hại mà công ty này sản xuất.
Bà khẳng định sẽ tiếp tục vận động chính quyền Mỹ, Quốc hội Mỹ có những biện pháp hỗ trợ khác phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam, đồng thời theo đuổi các thủ tục pháp lý để buộc các công ty sản xuất hóa chất Mỹ phải đền bù cho những nạn nhân chất độc da cam.
Trước đó, ngày 10/8, một tòa án tại bang California của Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu công ty Monsanto bồi thường 289 triệu USD cho ông Dewayne Johnson, bị ung thư giai đoạn cuối do người này đã sử dụng thuốc Roundup của Monsanto để chăm sóc các vườn trường học trong gần 30 năm qua. Tuy nhiên, phía Monsanto khẳng định sản phẩm Roundup của họ là an toàn và tuyên bố sẽ kháng cáo.
Dư luận Mỹ kỳ vọng phán quyết vừa qua của tòa án bang California sẽ tạo áp lực nhất định đối với các cơ quan Chính phủ Mỹ về vấn đề có nên cấm chất glyphosate có trong thuốc diệt cỏ Roundup hay không.
Trước đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho rằng glyphosate an toàn cho người sử dụng, trong khi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới lại cho rằng chất này có khả năng gây ung thư.
Tập đoàn Monsanto, trụ sở tại St. Louis, bang Missouri (Mỹ), cũng là một trong những nhà cung cấp chính chất độc da cam được Không quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có khoảng 4,8 triệu nạn nhân của chất độc này./.
>>>Mỹ xét xử vụ kiện Monsanto sử dụng chất gây ung thư sản xuất thuốc diệt cỏ
TTXVN
Thứ năm, 28/3/2019, 06:50 (GMT+7)
Monsanto phải bồi thường 81 triệu USD vì thuốc diệt cỏ gây ung thư
Bồi thẩm đoàn yêu cầu Monsanto bồi thường cho một bệnh nhân ung thư hạch vì đã không cảnh báo về rủi ro của sản phẩm Roundup.
Bồi thẩm đoàn Mỹ kết luận thuốc diệt cỏ của Monsanto gây ung thư
Cư dân California Edwin Hardeman,70 tuổi, cho rằng việc sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto trong 25 năm, với thành phần chính là chất glyphosate, đã góp phần khiến ông bị ung thư hạch không Hodgkins. Bồi thẩm đoàn tại tòa án liên bang San Francisco ngày 19/3 kết luận thuốc diệt cỏ Roundup là “yếu tố quan trọng” gây ra bệnh ung thư của Hardeman.
Ngày 27/3, bồi thẩm đoàn đánh giá Monsanto đã “cẩu thả” khi không chú ý đến việc cảnh báo về những rủi ro của Roundup. Thiết kế bao bì của Roundup cũng bị đánh giá là có thiếu sót, không cảnh báo đầy đủ về rủi ro. Bồi thẩm đoàn yêu cầu công ty bồi thường cho Hardeman gần 81 triệu USD.
Các luật sư của Hardeman ôm chầm lấy thân chủ khi phán quyết được công bố. Họ khẳng định Monsanto phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
“Rõ ràng Monsanto không quan tâm liệu Roundup có gây ung thư hay không, thay vào đó họ tập trung vào việc thao túng dư luận và vùi dập những ý kiến nêu lên lo ngại chính đáng về Roundup”, luật sư Aimee Wagstaff và Jennifer Moore viết.
Monsanto được thành lập tại St. Louis, Missouri vào năm 1901. Nhà hóa học của hãng này khám phá ra glyphosate vào thập niên 1970 và công ty bán nó ra thị trường với tên thương mại là Roundup. Monsanto nhiều lần phủ nhận thuốc diệt cỏ gây ung thư dù Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, cơ quan thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015 xếp glyphosate vào loại “có thể là tác nhân gây ung thư”. Công ty này đối mặt với 1.200 vụ kiện liên quan đến Roundup tại Mỹ.
Monsanto đã làm ra chất làm rụng lá cây, còn gọi là chất độc da cam, mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam thời kỳ chiến tranh. Độc chất dioxin trong chất độc da cam là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như ung thư, dị tật bẩm sinh.
Hàng triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng từ chất dioxin trong chất da cam. Năm 2004, các nạn nhân đã đệ đơn kiện 37 công ty hóa chất Mỹ, trong đó nổi bật là Monsanto và Dow Chemical. Tuy nhiên đơn kiện bị tòa liên bang Mỹ bác bỏ với lý do không đủ căn cứ. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng công ty Monsanto cần bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.
Phương Vũ (Theo AFP)