CHĂM LO ĐỜI SỐNG NẠN NHÂN DỊP TẾT
CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ CHĂM LO ĐỜI SỐNG NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20 ngàn nạn nhân bị nhiễm...
Ghi chép.
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc người bệnh tâm thần nặng trăm bề vất vả, người nhà phải cam chịu những điều sái quấy, lắm khi phải chịu tủi nhục ê chề… cũng có đôi khi trong tận cùng sâu thẳm cõi lòng vẫn trỗi dậy tủi hờn mặc cảm.
Biết được nguyên nhân sâu xa nguồn cội của sự việc, chị Thái Thị Ngọc Lệ ấp 2, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh – người trực tiếp chăm sóc nạn nhân da cam trong đó có người em bị mắc bệnh tâm thần nặng đã bày tỏ: “Khi tiếp cận với nhiều người cùng cảnh ngộ, tôi mới nhận ra những khổ đau của người thân của mình và bản thân mình đều có nguyên do chứ không phải là phần số.
Tôi rất buồn, hậu quả chiến tranh hóa học để lại cho nhân dân Củ Chi quê tôi, bao hình ảnh bi thương về những thân hình không lành lặn… Ôi đau đớn biết dường nào, trong đó có em trai tôi, cha mẹ tôi hàng ngày phải gồng mình chịu đựng những nỗi đau xé lòng. Người chăm sóc nuôi dưỡng lại càng khổ tâm hơn khi chứng kiến những lần người thân mỗi lần bị cơn đau hành hạ.
Gia đình chị Thái Thị Ngọc Huệ có 2 nạn nhân, Ông Thái Văn Chấu, sinh năm 1940, là nạn nhân chất độc da cam. Em trai, Thái Văn Chung, sinh năm 1980, thần kinh chậm phát triển là nạn nhân thế hệ thứ 2, nhiều lần chị Huệ bị em chưởi bới, rượt đánh bị thương. Chị nói : “Tôi nghĩ, em trai cũng không muốn mình bị bệnh như vậy, do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha, sinh ra cũng là con người mà em không được như bao người khác. Số phận bất hạnh đeo đẳng em suốt đời, em không thể làm gì cho bản thân, chỉ biết nhận sự chăm lo của gia đình nên với trách nhiệm người chị, tình thương yêu đứa em bất hạnh nên chẳng nề hà vì mỗi người sinh ra đều có một số phận khác nhau, tôi là đứa con khỏe mạnh trong nhà, nên tôi cố gắng hơn nữa trong cuộc sống mong sao có sức khỏe để chăm sóc cha mẹ, em trai và nuôi dạy con. Mỗi ngày được gần gũi, chăm sóc người thân dù quần quật suốt từ sáng đến tối, bản thân không lúc nào được nghỉ ngơi, nhưng mỗi khi thức dậy còn thấy người thân bên mình đối với tôi đó là hạnh phúc”.
Ở đây chúng tôi đã gặp ông Bùi Công Thuận, anh bộ đội của Rừng ngập mặn Cần Giờ năm xưa, bây giờ là Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam của huyện, cùng với những trăn trở vì còn đó trên quê hương Cần Giờ, thế hệ con cháu ra đời dị dạng, dị tật bẩm sinh, có những cháu nhỏ không chống chọi được căn bệnh hiểm nghèo rồi lần lượt qua đời. Hoàn cảnh gia đình ông cũng vậy, ông từng xót xa : “nghĩ đời cũng lạ,tham gia kháng chiến đến ngày Giải phóng không việc gì, sang chiến đấu ở Campuchia 3 năm giúp bạn trở về không việc gì, giờ bị con bệnh tâm thần đánh cho mù mắt là do đâu? Chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu cảm xúc của người cha khi chính tay mình cầm dây trói tay chân đứa con mà mình hết mực yêu thương?”
Sinh ra và lớn lên tại Tân Hào, Giòng Trôm, Bến Tre. Năm 1973, tham gia du kích địa phương, tháng 2 năm 1975 chuyển lên công tác tại Ban Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đội Bến Tre, sau ngày 30/4/1975 chuyển về đại đội Vệ binh tỉnh Bến Tre. Năm 1977, đi học trường sĩ quan Lục Quân 2, năm 1979 ra trường sang giúp bạn Campuchia công tác ở Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 115, Sư đoàn 317 đóng quân ở tỉnh Cong pong Thom (Campuchia), thuộc Mặt trận 779. Năm 1982 được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 rút về nước và công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự Huyện đội Duyên Hải (huyện Cần Giờ ngày nay) đến năm 2005 nghỉ hưu.
Gia đình ông Bùi Công Thuận có 3 người bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân ông và hai con trai của ông. Bùi Tuấn Anh, sinh 1984 bị tâm thần phân liệt thể “không biệt định”, không tự chủ được trong sinh hoạt hàng ngày, không kiểm soát được hành vi khi lên cơn điên. Nhiều lần ông bị con đánh trọng thương đến mù cả mắt.
May mắn cho ông còn đứa con thứ hai, Bùi Bảo Anh (sinh 1990) bị hở van tim 2 lá, u đa xương các khớp tay chân nhiều nhất là bên trái, sức khỏe yếu không vận động mạnh được do hụt hơi vì hở van tim. Sức khỏe so với các bạn cùng trang lứa thì thua kém xa nhưng bù lại Bảo Anh được cái thông minh học giỏi, đậu 2 trường Đại học, thời gian học Đại học cháu được nhận Giấy khen giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và được nhà trường cử đi thi Olympic tin học. Hai lần tổ chức ở Cần Thơ và Hà Nội, kết quả cháu đạt Giải ba cuộc thi Olympic tin học sinh viên toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký, khi tốt nghiệp cháu được 2 giấy khen “Sinh viên học giỏi toàn khóa học” và “Sinh viên bảo vệ Khóa luận xuất sắc”. Bảo Anh ra trường và có việc làm ổn định, tự lo cho bản thân và giúp một phần phụ gia đình, nhờ vậy đã tiếp thêm sức lực cho ông vượt lên chính mình để tiếp tục cống hiến cho đời.
Với Ông Khuynh Diệp, trước đây trong thời kỳ chống Mỹ, là cán bộ công tác tại văn phòng Khu ủy Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn (I.4), trực tiếp làm thư ký riêng cho đồng chí Nguyễn Thành Thơ, PBT thường trực Khu ủy. Sau Mậu Thân, các bộ phận của Văn phòng Khu ủy hầu hết đóng tại các khu vực Mỹ rải chất độc hóa học trước đó như vùng Đông Bắc nước bạn Cămmphuchia. Tây Ninh, Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương); Long An và Củ Chi…(TPHCM). Chưa kể trên đường Trường Sơn ông cũng như nhiều đồng chí có mặt hôm nay phải uống nước, ăn rau rừng trên đất nhiễm chất độc hóa học. Hậu quả ông mang 4 chứng bệnh mãn tính. Con trai ông bị di chứng ngay từ khi chào đời.
Ông Khuynh Diệp chia sẻ: “Thời kỳ chưa có Hội NNCĐDC/ĐIOXIN, bản thân tôi chỉ biết dựa vào chế độ khám chữa bệnh theo tuyến. Chưa được tư vấn để hiểu biết về phơi nghiễm dioxin, Chúng tôi chưa có chỗ dựa mang tính tổ chức. Từ khi Hội NNCĐDC/DIOXIN quận Gò Vấp thành lập, chi hội phường 8 cũng hình thành, chúng tôi có thêm mái nhà chung. Ngoài việc khuyên nhau đoàn kết, tư vần hỗ trợ sức khỏe trong hội viên chi hội, tôi còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Tôi và con nhận được sự quan tâm của quận Hội, Thành Hội. Đó là:
– Được cung cấp thông tin về hoạt động của hệ thống tổ chức Hội trên toàn quốc cũng như ở TPHCM; vai trò, trách nhiệm của Hội trước những hậu quả mà chất độc đioxin do Mỹ gây ra đối với con người, tài nguyên, môi trường ở Miền Nam Việt Nam.
– Tổ chức Hội đã tạo điều kiện cho những nạn nhân chúng tôi và con em bị di chứng của họ chia sẻ niềm vui và cả khó khăn trong cuộc sống để hiểu và có trách nhiệm với nhau.
– Đối với cá nhân tôi, vai trò của Hội càng có ý nghĩa động viên tôi trong những lúc điều trị bệnh như được chi hội và lãnh đạo quận hội, Thành phố thăm, động viên. Những ngày lễ trọng của đất nước tôi được Đảng ủy phường, Ban chỉ huy đơn vị bộ đội Trung tâm 75 (Tổng cục II) đóng trên địa bàn trao quà thăm hỏi. Đặc biệt, con tôi đã được Thành hội hỗ trợ chi phí trị giá 20 mua xe điện làm phương tiện di chuyển. Hàng tháng, con tôi được UBND phường vận động nhà hảo tâm hỗ trợ 10 kg gạo, nước chấm, mì tôm…và động viên tinh thần.
Sự quan tâm của các cấp Hội và xã hội giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ người đảng viên với cương vị Bí thư chi bộ kiêm khu phố trưởng các nhiệm kỳ 2013 – 2015; 2015 – 2017 hiện nay là nhiệm kỳ 2017 – 2020. Năm nào tôi cũng đạt danh hiệu “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Được quận ủy Gò Vấp biểu dương “Dân vận khéo”; UBND quận và UBND phường tuyên dương “Người công dân kiểu mẫu”. Trược sự chăm lo của các cấp Hôi và xã hội, gia đình tôi xác định phải có nghĩa vụ góp sức cùng Hội chia sẻ mất mát của những đồng chí, đồng đôi cùng những trẻ khuyết tật như mình. Tuy còn nhiều khó khăn, gia đình tôi đã hỗ trợ xe lắc, xe đẩy cho nạn nhân da cam và trẻ em khuyết tật. Mỗi năm ủng hộ trường chuyên biệt khuyết tật giáo xứ Hoàng Mai ở phường 16, Gò Vấp 3 xe tải củi làm chất đốt. Hàng tháng, vợ tôi trích 01 ngày công phục vụ nấu cơm từ thiện ủng hộ bệnh nhân ung bướu đang điều trị tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.
Theo điều tra chưa đầy đủ, Củ Chi có 810 gia đình với 830 nạn nhân da cam (trong đó có 01 gia đình nạn nhân thứ 3), tháng 7/2016 có 332 người được Quyết định công nhận là nạn nhân và được hưởng phụ cấp hàng tháng (đối tượng nầy chủ yếu là người kháng chiến và con của họ). Trong những năm qua Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Củ Chi đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong nước và các Tổ chức phi Chính phủ chăm lo cho nạn nhân da cam và người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, vào việc xây dựng nhà mơ ước, nhà tình thương, sửa chữa chống dột, trợ vốn, hỗ trợ con giống chăn nuôi bò, trao tặng học bổng, phẩu thuật đục thủy tinh thể, trao tặng xe lăn, xe lắc, tổ chức khám bệnh hàng ngàn lượt nạn nhân, cấp thuốc miễn phí và tặng quà, mổ tim, phẩu thuật chỉnh hình- phục hồi chức năng, lắp chân giả, tay giả; Thăm, tặng quà các nạn nhân trong dịp lễ, tết, với tổng trị giá trị 5.150.836.000 đồng.
Ảnh: Ông Phạm Văn Tay – Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Củ Chi nhận hoa chúc mừng từ Bà Lý Kim Chi, Ủy viên Ban Thường vụ VAVA TP.HCM.
Năm 2016 Huyện hội vận động Tổ chức phi Chính phủ Trung tâm LIN trang bị đầy đủ dụng cụ phòng tập vật lý trị liệu- phục hồi chức năng, tại Trạm Y tế xã Tân Thạnh Tây (Trạm Y tế cho mượn phòng) để duy trì tập luyện 8 buổi/ tháng. Huyện hội tổ chức lớp học xóa mù chữ cho các nạn nhân kết hợp với tập vật lý trị liệu, lớp học có 15 cháu (tuổi từ 10 đến 30) lớp học bế giảng tháng 5/2017. Ngày 16/6/2017 Huyện hội đã khai trương phòng tập vật lý trị liệu- phục hồi chức năng (phòng thứ 2) tại Trạm Y tế xã Tân Thông Hội, toàn bộ trang thiết bị và phụ cấp cho người hướng dẫn do Tổ chức phi Chính phủ Công ty EXO Travel Việt Nam tài trợ. Hội cũng đã đề nghị vừa tập VLTL, vừa học xóa mù chữ như lớp trên.
Ảnh: Lớp học tình thương – VLTL huyện Củ Chi
Là một trong14 quận huyện có tổ chức Hội Da Cam, Củ Chi không ngừng cải tiến phương thức hoạt động nguồn lực chăm lo đời sống và đã sớm hình thành mô hình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phù hợp với việc cải thiện sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin của huyện nhà.
Ảnh: Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (giữa) và mạnh thường quân Hàn Quốc
Trong bài phát biểu khai mạc họp mặt kỷ niệm 56 năm ngày thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ – Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập Hội quận huyện là rất cần thiết, không những vì cuộc sống mà còn là chỗ dựa tinh thần, đó còn là quyền lợi thiết thực của các nạn nhân chất độc da cam.
Thể theo ước nguyện của các gia đình có con bị nhiễm chất độc da cam có nơi nương tựa lâu dài về sau, nhân dịp này Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố ủng hộ vật chất, tinh thần giúp Hội hoàn thành dự án xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng, tẩy độc, điều trị, dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam (Làng Cam) tại ấp 6 xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện các hoạt động chăm lo đời sống nạn nhân chất độc da cam thường kỳ như xây dựng và sửa chữa nhà tình thương, trợ vốn sản xuất cải thiện đời sống, cấp học bổng, học nghề, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, thăm hỏi, tặng quà Lễ Tết…
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hồ Chí Minh, tại buổi họp mặt có một số cơ quan đơn vị, các nhà hảo tâm đã đến chia sẻ và ủng hộ tổng số tiền trên 300 triệu đồng.Tổng kết từ đầu năm 2017 đến nay toàn thành Hội nhận được từ muôn vạn tấm lòng gần xa chuyển đến chăm lo cho nạn nhân da cam, tổng giá hiện vật quy ra tiền 3.236.205.000 đồng.
Ảnh: Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Hồ Chí Minh trao tư tri ân
Hội nghị nhiệt liệt biểu dương tấm lòng vàng các đơn vị đồng hành cùng nạn nhân vượt khó vươn lên. Ghi nhận sự đóng góp nghĩa tình và tri ân tấm lòng nhân ái vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin đến với Quỹ vì người nghèo, Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố, Bệnh viện Từ Dũ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Bệnh viện Mỹ Đức, Hội Chữ Thập đỏ Thành phố, Quỹ Doanh nhân và cộng đồng, Quỹ Hòa Bình và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh , Ngân hàng BIDV Chi nhánh Kỳ Hòa, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thành phố, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, kều bào xa tổ quốc hướng về quê hương. Tổ chức MOA Nhật Bản: Nhiếp ảnh gia người Pháp, Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary, ông Kim Dae Jong Trung tâm Văn hóa Việt – Hàn và các Doanh nghiệp Hàn Quốc, bà Trần Thị Yến Tuyết việt kiều Mỹ…
Ảnh: Tôn vinh tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trao Huy hiệu Hội đến người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc NNCĐDC.
Buổi họp mặt để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, ấm cúng, nghĩa tình. Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã có dịp bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố. Các nạn nhân da cam thoải mái trình bày quan điểm, kinh nghiệm chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam tại gia đình và cộng đồng. Những tủi hờn, mặc cảm bấy lâu nay có dịp tuôn trước sự lắng nghe, thấu cảm và tràn đầy yêu thương của cộng đồng xã hội.
PTN
Ảnh: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong