CUỘC ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ – NGƯỜI THẮNG, KẺ THUA ĐÃ RÕ RÀNG, NGÀY 30/4/1975

CUỘC ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ – NGƯỜI THẮNG, KẺ THUA ĐÃ RÕ RÀNG, NGÀY 30/4/ 1975 – SÀI GÒN MỘT ĐIỂM HẸN KẾT THÚC 30 NĂM CHIẾN TRANH

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ

Nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7.

 

I/ CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC 30 NĂM:

Nó có liên quan mật thiết với nhau mà 30/ 4/ 1975 là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng sau 30 năm chiến đấu với 2 đế quốc xâm lược hùng mạnh nhất thế giới và cũng là 2 đế quốc thực dân mới và cũ.

1/ Thực dân cũ là đế quốc Pháp chiếm nước ta năm 1886 làm thuộc địa. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1941 – 1945, đồng minh quân sự đứng đầu là Liên xô là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đánh bại chủ nghĩa phát xít là Ý, Đức, Nhật. Ở Đông Nam á, phát xít Nhật chiếm đóng nước ta vì năm 1943 lúc đó Pháp đang chiếm đóng nước ta. Phát xít nhật đảo chánh Pháp và xâm lược chiếm đóng nước ta, quân đội Pháp quỳ gối dâng nước ta cho phát xít Nhật.

Năm 1945, Phát xít Nhật cũng bị Liên xô đánh bại, Đức, Nhật phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Quân đội Nhật án binh bất động chờ quân đội Anh thay mặt đến giải giáp quân Nhật. Đây là thời cơ cách mạng nước ta do Bác Hồ và Đảng Cộng sản lãnh đạo làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dâng Chủ Cộng Hòa trên tay phát xít Nhật.

Trước tình hình đất nước non trẻ, ở miền Nam có quân đội Anh, tại miền Bắc có hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch thay mặt cho đội quân Đồng minh giải giáp quân Nhật, thực tế là chiếm đóng nước ta thay cho quân đội Pháp.

Đảng ta do bác Hồ kính yêu là mềm dẻo buộc quân đội Tưởng Giới Thạch ra khỏi nước ta. Ở miền Nam, quân đội Anh là đồng minh thân cận của Pháp bật đèn xanh cho quân đội Pháp xâm lược nước một lần nữa. Tháng 12 năm 1946, quân Pháp tuyên chiến và xâm lược đất nước ta lần nữa. Chính phủ ta lần nữa ra chiến khu Việt Bắc để tiếp tục kháng chiến chống Pháp 9 năm và kết thúc ở chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 07/ 5/ 1954.

Quân đội Pháp đã đầu hàng và cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập của nước ta và 3 nước Đông Dương, ký kết ngày 20/7/1954 tại Giơ – ne – vơ Thụy Sĩ và các nước lớn như Liên xô, Trung Quốc, Anh, Pháp đều ký bản Hiệp định nhưng Mỹ không ký. Rõ ràng, âm mưu của Mỹ muốn thay Pháp xâm lược đất nước ta. Trước đó, năm 1953, khi tình hình Đông Dương phức tạp, Pháp cử đại tướng Nava sang làm Tổng Tư lệnh thì Phó Tổng thống Mỹ, Ních Xơn đã sang Đông Dương gặp Nava và xúc tiến viện trợ cho quân đội Pháp là 123 máy bay và 212 tàu chiến, trang bị súng bộ binh cho 480 ngàn quân.

2/ Thất bại của Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa thất bại của Mỹ.

Từ năm 1957 cho đến năm 1975, Mỹ dựng chính quyền Ngô Đình Diệm đưa cố vấn trang bị vũ khí, đô la, thực hiện cuộc chiến tranh đặc biệt thất bại. Năm 1964 đến năm 1972, Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh cục bộ đưa hơn 50 vạn quân xâm lược và không quân tiến hành chiến tranh cả hai miền Nam – Bắc, cho đến năm 1973, Mỹ ký hiệp định Paris rút quân Mỹ và đồng minh ra khỏi đất nước ta, tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam nhưng vẫn còn âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, còn quân ngụy và chính quyền bù nhìn Sài Gòn. Đến ngày 30/4/1975, ta tiến hành cuộc tổng lực tiến công, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.

 

II/ CÁC CHIẾN DỊCH TẠO THẾ TRONG MÙA XUÂN NĂM 1975.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mở đầu ở Buôn Mê Thuột và kết thúc ở Sài Gòn. Bao gồm hoạt động tác chiến, tổng thể hoạt động của địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau, nổi bật nhất trong cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1975, có 3 chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược để đúc kết chiến tranh.

1/ Chiến dịch Tây nguyên mở đầu:

Ta tiêu diệt 7 vạn quân địch, xóa sổ quân đoàn 2 và quân khu 2 của địch, tiêu diệt và làm tan rã tập đoàn phòng ngự lớn của địch giải phóng nhiều vùng dẫn đến sự suy sụp, phá vỡ hệ thống chiến lược, tạo thời cơ cho chiến dịch kế tiếp. Đây là chiến dịch tạo bất ngờ trong chiến lược.

2/ Chiến dịch Huế – Đà Nẵng:

Là một chiến dịch kế tiếp Tây nguyên, ta tiêu diệt quân đoàn 1 và quân khu 1 của địch đã làm thay đổi hẳn về so sánh lực lượng địch – ta. Đánh bại âm mưu kế hoạch chiến lược của địch, tạo thuận lợi cơ bản cho chiến dịch tiếp theo thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng miền Nam.

3/ Chiến dịch Hồ Chí Minh:

Làm tan rã chiến lược của địch kết thúc chiến tranh, chiến dịch Hồ Chí Minh là cuộc hội quân lớn nhất của các cánh quân, tập trung sức mạnh cao nhất của cả nước đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tại sào huyệt của địch tại Sài Gòn, kết thúc cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài 30 năm, giành thắng lợi vẻ vang thống nhất Tổ quốc.

 

III/ KẾT THÚC MỘT CUỘC CHIẾN TRANH 30 NĂM

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, về thời gian, với từng địa phương ở miền Nam, ngày giờ kết thúc có xê dịch ít nhiều, song chúng ta và cả thế giới đều lấy ngày 30/4 làm thời điểm. Bởi đó là ngày thành phố Sài Gòn, thủ đô của chính quyền do Mỹ dựng lên được giải phóng. Nghĩa là, nơi đặt đầu não chiến tranh của kẻ thù đổi chủ, chính quyền Trung ương của kẻ thù đã sụp đổ. Những đề kháng còn lại đây đó không mang ý nghĩa toàn cục nữa và tất yếu sẽ tan vỡ. “Chiến dịch Hồ Chí Minh”, chiến dịch quyết định toàn bộ cuộc chiến tranh mang thắng lợi về cho dân tộc chúng ta, tập trung ở chỗ dinh Độc Lập, cờ giải phóng tung bay nơi quyền lực cao nhất đối với miền Nam và cũng là nơi mà cách mạng xem như điểm tiêu biểu nhất cần chiếm lĩnh cho toàn bộ cuộc kháng chiến.

Xin nói thêm, Tổng khởi nghĩa 1945 tuy nhân dân Sài Gòn giành được chính quyền khắp nơi ở Sài Gòn, Việt Minh đã kiểm soát gần như tất cả cơ quan chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế, an ninh của Nhật – Pháp song vẫn chưa thu hồi được Phủ toàn quyền, tức dinh Độc lập sau này. Bởi quân Nhật, dù bại trận không chịu trao trả cho Việt Minh mà chờ quân đội Anh tiếp quản. Mậu thân 1968, dinh Độc Lập là một trong hai mục tiêu hàng đầu, mục tiêu kia là Sứ quán Mỹ, mà quân giải phóng tấn công và gây được ảnh hưởng lớn, song vẫn chưa chiếm được. Cho nên, chiếm dinh Độc Lập ngày 30/ 4/ 1975 mang ý nghĩa lịch sử, giành toàn bộ chính quyền về nhân dân. Chúng ta nhấn mạnh những giờ phút cờ giải phóng kéo lên dinh Độc lập với tính đặc biệt ấy.

Thế giới xưa nay từng diễn ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh. Có thể nguồn gốc của mỗi cuộc chiến tranh không hoàn toàn giống nhau, song nguồn gốc lại mang thuộc tính không khác nhau nhiều lắm trên làn ranh phân chia chiến tranh chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Còn kết thúc một cuộc chiến tranh có thể nói, đủ màu vẻ, đủ dạng thức, dù cái phán xét cuối cùng, cơ bản nhất vẫn là sự thắng và thua. Nhưng cũng có hàng trăm cách thắng và hàng trăm cách thua.

Không cần đi vào cuộc chiến tranh ở các nước, cả cổ kim lẫn đông tây, chỉ nghiên cứu trong phạm vi chiến tranh tại Việt Nam thôi, chúng ta cũng thấy sự kết thúc không lần nào giống lần nào. Chúng ta xem xét một số cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, từ thời đại tự chủ thế kỷ X. Sở dĩ tập trung vào sự xem xét kia vì trừ một số trường hợp cá biệt mang ý nghĩa nội chiến, còn hầu hết các cuộc chiến tranh của Việt Nam đều có chung tính chất chống xâm lược bên ngoài. Địch từ xa tới thường mạnh hơn ta, vượt qua biên ải, tiến vào trung tâm đất nước. Trong thời gian dài, những người lãnh đạo các cuộc đấu tranh ấy là các vương triều. Tính chất xã hội của các vương triều là một chuyện, còn những vương triều đi vào lịch sử hiển hách của dân tộc đều theo tinh thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, không chỉ từ thời Lý. Trước thời Lý, Ngô Quyền đã phá tan quân Nam Hán năm 938, giết hoàng tử chỉ huy quân nam Hán là Hoằng Thao. Lê Hoàn phá quân nhà Tống năm 981, giết tướng chỉ huy Hầu Nhân Bảo. Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1076 tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, cuối cùng buộc tướng Tổng chỉ huy Tống là Quách Quỳ rút quân. Đời Trần năm 1257, đụng địch bấy giờ là quân Mông Cổ và cuộc chiến kéo dài chưa đầy một tháng thì Mông Cổ thua. Nhưng nhà Trần thực sự kháng chiến quân Nguyên – Mông lúc bấy giờ, Mông Cổ đã tiêu diệt nhà Tống thành lập nhà Nguyên, trước sau hai lần, quy mô lớn. Lần đầu (1284 – 1285) với binh lực đến nửa triệu, tiến công bằng hai đường bộ phía Tây Bắc và phía Bắc, một đường thủy đánh vu hồi từ Champa ra, bị quân ta ngăn chặn, chiến tranh ác liệt. Đến giữa 1285, hoàng tử tổng chỉ huy Nguyên Mông là Thoát Hoan phải tháo chạy. Lần sau (1287) vẫn do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy, kéo đại quân sang đánh ta tập trung dưới trướng những danh tướng hàng đầu của nhà Nguyên. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt, quân ta có lúc ở vào thế rất gian nan, cuối cùng, chém được tướng Toa Đô, bắt sống chỉ huy thủy quân Ô Mã Nhi và kết thúc bằng trận trên sông Bạch Đằng nổi tiếng vào năm 1288.

Lê Lợi chống quân Minh bằng quá trình khởi nghĩa, xây dựng vùng tự do ở Bắc Trung bộ trải qua 10 năm gian khổ, cuối cùng bao vây Đông Quan (Hà Nội ngày nay) và thông qua một số chiến dịch lớn như Chi Lăng đã bức hàng Vương Thông là tướng chỉ huy của nhà Minh, giải quyết chiến tranh bằng cuộc hội thề dưới chân thành Đông Quan năm 1427 và sau 362 năm, một thời gian dài nước ta không bị ngoại xâm. Năm 1789 lần nữa dân ta kháng chiến chống quân Thanh. Chiến dịch thần tốc của vua Quang Trung đại phá quân Tôn Sĩ Nghị ngay tại Thăng Long, tướng chỉ huy quân Thanh bị giết khá nhiều, có kẻ phải tự sát, còn tướng Tổng chỉ huy thì tháo chạy.

Thế giới lạ lùng với sự kết thúc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, bởi hình ảnh của một Berlin nát vụn, một Bình Nhưỡng và Hán Thành thành bình địa.

Chủ nghĩa thực dân mới Mỹ không phải không tạo được một tầng lớp cuồng tín. Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Tây Nam bộ tự sát chứ không đầu hàng, tuy là cá biệt nhưng không phải là điều tuyệt đối không xảy ra.

Một số nhân vật Mỹ cắt nghĩa sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bằng cách cho rằng trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã chiến đấu với một tay bị trói ở sau lưng, nghĩa là gì? Theo họ thì trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt Nam:

– Quân Mỹ và quân Sài Gòn không được phép đánh lên Campuchia, đánh qua Lào là những “đất thánh” của Việt Cộng; Việt Cộng xây căn cứ ở Lào, Campuchia để từ đó tiến công vào miền Nam Việt Nam hay là để khi cần thì qua đó mà ẩn nấp, chỉnh đốn.

  • Quân Mỹ và quân Sài Gòn không được phép đánh chiếm miền Bắc Việt Nam là nơi mà các vũ khí từ các nước ngoài gửi vào miền Nam Việt Nam, là nơi mà các quân tinh nhuệ được huấn luyện để bất cứ lúc nào cũng có thể qua vĩ tuyến 17 đánh Mỹ.

Thất bại của Mỹ ở Việt Nam làm quân đội choáng váng. Người Mỹ bị kiệt sức vì cuộc chiến, nên hài lòng thấy nó kết thúc. Đối với các lực lượng vũ trang, bản sắc chung của họ, ý thức về bản thân bị thách thức bởi thất bại đã diễn ra. Một quân đội với bộ binh nhẹ không có không lực, chỉ có hỏa lực pháo binh cối yểm trợ, làm sao có thể áp đảo được một lục quân, hải quân và không quân mà trước nay không ai thắng nổi?

Mỹ không phải không biết điều ấy, cho nên Mỹ đâu có ngại ngần gì năm 1970, khi đã có đông quân ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đưa mấy sư đoàn Mỹ – ngụy lên kinh thành Phôm Pênh làm việc đảo chính lập chính quyền tay sai và sau đó lên Bắc Lào chiến đấu với Liên quân cách mạng Việt Lào. Quân Mỹ đã sang Campuchia và lên Lào chớ Lào, Campuchia đâu phải là “đất Thánh” của Việt Cộng, đâu phải quân Mỹ không được vào đó để bẻ gãy xương sống của Việt Cộng? Có điều Mỹ không ngờ là các cuộc tiến quân của Mỹ – ngụy Sài Gòn vào Campuchia, Lào đã không phá được Liên minh kháng chiến Việt – Lào – Campuchia, trái lại đã vô tình góp phần làm cho Liên minh mở rộng thêm vùng giải phóng: Ở Campuchia trên dưới 10 tỉnh thành lập căn cứ kháng chiến rộng. Ở Lào, cánh đồng Chum chiến lược và mấy tỉnh phía Bắc trở thành vùng giải phóng. Hẳn các nhà lãnh đạo Mỹ không quên rằng khi đại quân Mỹ kéo vào Campuchia thì ở Mỹ đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản chiến của nhân dân ở ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Mỹ ngang nhiên xua quân qua Campuchia và lên Lào mà không xua quân ra Bắc Việt Nam, tuy Mỹ biết rằng từ năm 1959, 1960 miền Bắc tự nhận nhiệm vụ làm hậu phương lớn cho tuyền tuyến miền Nam. Mỹ – Diệm đã âm thầm phá hoại miền Bắc từ lâu rồi, đến lúc Mỹ chủ trương chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” thì sự đánh phá miền Bắc trở thành công khai và mỗi lúc thêm ác liệt. Mỹ đánh phá miền Bắc không phải bằng xua quân ra Bắc mà bằng máy bay ném bom. Mỹ công khai tuyên bố rằng, bằng ném bom Mỹ sẽ đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá!

Điều này không thể được vì Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh nông dân đơn giản; còn sở dĩ họ tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại, phức tạp và tinh vi là vì hàng loạt vũ khí, trang bị được sản xuất ở ngoài Việt Nam trong phe xã hội chủ nghĩa, ở Quảng Đông, ở Mô Len, ở Bình Nhưỡng hay Praha và chuyển về miền Bắc Việt Nam. Nên kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp không thể bị phá hoại bởi không lực. Vậy thì, một khía cạnh nào đó, Việt Nam vẹn cả đôi đường: vừa có một cơ sở công nghiệp quân sự nằm ở ngoài tầm với của Mỹ, vừa có một nền kinh tế nông dân đứng vững trước các cuộc tiến công đường không của Mỹ. Không có chiến dịch đường không nào có thể thực hiện được trong chiến tranh Việt Nam, nếu tiến hành một chiến dịch như thế, có thể đưa lại một cuộc tiến công của Trung Quốc và Liên Xô thì có thể xảy ra một cuộc ném bom chiến lược chống Mỹ. Đụng với Trung Quốc thì cuộc chiến sẽ thành một cuộc can thiệp trên bộ nhận chìm các lực lượng Mỹ ở Việt Nam. Nhưng điều đó không ngang tầm với sức lực của Mỹ.

Mỹ có thể phá hủy hệ thống địa đạo bằng vũ khí hạt nhân nhưng với điều kiện là phải xác định được vị trí địa đạo trong vòng vài trăm mét. Mỹ cũng giải đáp rằng : “dùng vũ khí hạt nhân không thể phát quang được đường mòn Hồ Chí Minh”. Như vậy, Mỹ đã tính sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Việt Nam nhưng rồi không dám, chứ chẳng phải nhân từ gì! Chẳng phải muốn ít đổ máu! Chiến tranh Việt Nam, kể cả trong trường hợp không có vũ khí hạt nhân vẫn là cuộc chiến tranh phi nghĩa cực kỳ tàn bạo.

IV/ CỤ THỂ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾN HÀNH

TỪ NGÀY 26/ 4 – 30/ 4/ 1975.

 

1/ Hình thức: Chiến dịch tiến công chiến lược.

2/ Không gian: Thành phố Sài Gòn và vùng lân cận.

  • Thời gian từ 26/ 4 đến 30/4/ 1975.

3/ Lực lượng tham chiến.

+ Ta: Các quân đoàn bộ binh 1, 2, 3, 4, 323. Tổng cộng 15 sư đoàn, 5 Trung, Lữ đoàn bộ binh, 4 trung đoàn: Lữ đoàn tăng, thiết giáp, 6 Trung đoàn Đặc công và các đơn vị hỏa lực, kỹ thuật khác.

Tổng cộng: 280.000 quân, 400 xe tăng, thiết giáp, 420 pháo.

+ Địch: 5 sư đoàn bộ binh: 22, 25, 5, 18 và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến 1,2. Lữ Dù: Lữ 3, 4, kỵ binh, thiết giáp + 4 Liên đoàn biệt động quân, bảo an và các đơn vị khác.

Tổng cộng: 240.000 quân, 625 tăng, thiết giáp, 400 pháo.

Kết quả: Ta tiêu diệt Quân đoàn 3 và toàn bộ các lực lượng tăng cường, diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 cùng tất cả các lực lượng địch còn lại trên chiến trường; giải phóng thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, đòn quyết định làm tan rã toàn bộ Ngụy quân, Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Diễn biến chính:

Mùa Xuân năm 1975, sau khi bị mất toàn bộ Quân khu I và Quân khu II, một nửa sinh lực quân ngụy đã bị tiêu diệt, trong thế tan rã chiến lược hầu như không thể cứu vãn nỗi, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trong trường hợp dẫn đến thương lượng hòa bình. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng ngự giữ trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: Vòng ngoài (bán kính 25 – 30km), vòng ven và nội đô.

Giữa tháng 4/ 1975, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “Hồ Chí Minh” nhằm giải phóng miền Nam trước mùa mưa.Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận Sài Gòn.

Chiều ngày 26/4/1975, ta nổ súng mở màn chiến dịch, từ 5 hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

Ngày 29/4/1975, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công.

Sáng ngày 30/ 4/ 1975, trong thế thua rõ ràng địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu.

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/ 5/ 1975, sau khi dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 01/ 5/ 1975, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.

5/ Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Chiến dịch được thực hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng của nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật. Do đó, là một bước phát triển về nghề thuật chỉ huy. Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách hoặc chấp nhận tác chiến hoặc đầu hàng.

Trong đột phá chiến dịch, ta vừa đánh địch phòng ngự vòng ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào chiều sâu và đầu não địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội Tăng – Thiết giáp tập trung ở quy mô Binh đoàn (Lữ đoàn), đảm nhận một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu, phát huy được sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến.

Về chỉ đạo chiến lược, ta đã kết hợp chiến dịch với tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lời hoàn toàn.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

TNT

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.