Ngày 24 tháng 9 năm 2012, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đưa ra một thông cáo báo chí mang tên “Ủy ban Tư Vấn hỗn hợp Việt – Mỹ [JAC] hợp tác song phương về vấn đề chất độc da cam”. Ủy ban này đã có những buổi làm việc thường niên đều đặn kể từ năm 2006 để tư vấn khoa học cho Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ về chiến lược dọn sạch dioxin tại các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ ở Việt Nam và về việc nghiên cứu vấn đề sức khỏe con người liên quan đến việc phơi nhiễm chất độc da cam/ dioxin.


Hai bài phát biểu do Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David B. Shear, trình bày trong thông cáo báo chí, có nói đến khả năng có một sự thay đổi chính sách liên quan đến quan điểm của phía Hoa Kỳ về mối quan hệ giữa chất độc da cam / dioxin và những hậu quả về sức khỏe mà những người Việt Nam tiếp xúc với chất độc này phải chịu. Trong cuộc họp kéo dài hai ngày, ngài Đại sứ đã nêu bật những tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác song phương nhằm hỗ trợ Việt Nam đối mặt với những thách thức về môi trường và sức khỏe liên quan đến chất độc da cam … “. Ông cũng tuyên bố: “Dự án này là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm giải quyết di chứng của chất độc da cam còn sót lại ở Việt Nam …”. 

Kể từ khi cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chấm dứt, tức là hơn 37 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục lặp đi lặp lại thông điệp rằng, không có mối liên hệ nào giữa việc người dân Việt Nam phải tiếp xúc với chất độc da cam / dioxin và các hậu quả về sức khỏe mà họ phải chịu… có nghĩa là, không tồn tại mối quan hệ nhân quả nào. Những nghiên cứu của Việt Nam đã bị chối bỏ, và bị phương Tây cho là không đủ thuyết phục, và do đó Hoa kỳ vẫn giữ tiêu chuẩn kép về phơi nhiễm và bồi thường. Hoa Kỳ đã bồi thường cho các ‘cựu chiến binh nước mình’ về hậu quả sức khỏe họ phải chịu khi ‘tiếp xúc’ với chất độc da cam / dioxin trong thời gian làm nhiệm vụ tại Việt Nam, tuy nhiên, họ lại chối bỏ trách nhiệm đối với những vấn đề sức khỏe tương tự mà người dân Việt Nam đang phải chịu đựng… sự chối bỏ về mối quan hệ giữa phơi nhiễm và các vấn đề sức khỏe của “người dân Việt Nam” mối quan hệ đã kéo dài hàng thập kỷ. Lập trường này cũng là một trong những nguyên nhân không có sự hỗ trợ nào cho Việt Nam từ phía Hoa Kỳ cho các vấn đề về sức khoẻ con người và dioxin. 

Điều làm tôi thắc mắc là đến nay chưa có nhà báo nào đưa ra câu hỏi cho Hoa kỳ nói chung, và ngài Đại sứ Shear nói riêng, đối với tôi, đây rõ ràng là một sự không nhất quán khó hiểu trong chính sách của Hoa Kỳ. Nếu tôi được ở một vị trí có thể đặt ra các câu hỏi cho ngài Đại sứ, tôi sẽ nói về những ý kiến của mình đối với thông cáo báo chí của ngài, như sau: 

“Thưa ngài Đại sứ Shear, ngài đã gọi cuộc họp JAC là một sự tiến bộ nổi bật về các thách thức đối với môi trường và sức khỏe do chất độc da cam gây ra. Những thách thức về mặt môi trường là rõ ràng trên khắp miền Nam Việt Nam, các khu rừng nhiệt đới tươi tốt và động vật hoang dã bị hủy diệt. Tuy nhiên, khi ngài nhắc tới ‘thách thức về mặt sức khỏe’, bản thân từ thách thức là một cái gì đó cần chiến đấu, hoặc một nỗ lực đặc biệt. Nếu ngài không có bằng chứng rằng Chất độc Ca cam / dioxin tại Việt Nam đã gây tổn hại đến sức khỏe của người dân địa phương, giống như chính phủ Hoa Kỳ đã quả quyết, tại sao lại có một thách thức về mặt sức khỏe cần được giải quyết? Những thách thức mà ngài đang đề cập đến nếu chính phủ Hoa Kỳ không chấp nhận mối quan hệ nhân / quả dioxin và các vấn đề về sức khỏe là gì?” 

“Ngoài ra, ngài khẳng định JAC đã có những nỗ lực đáng kể để giải quyết di chứng chất độc da cam để lại tại Việt Nam. Khi đề cập đến ‘di chứng’, nghĩa là một cái gì đó được để lại từ quá khứ. ‘Di chứng của chất độc da cam’ mà ngài thấy là cần giải quyết là gì… môi trường… tôi đồng ý. Đó có phải là di chứng duy nhất mà ngài đang đề cập đến? Nếu ngài cũng đề cập đến hậu quả về mặt sức khỏe, làm thế nào để ngài phù hợp với quan điểm lâu nay của chính phủ mình rằng không có mối quan hệ nhân / quả được chứng minh, quan điểm đã được lịch sử chấp nhận để biện minh cho việc Hoa Kỳ không hỗ trợ Việt Nam?” 

Phải chăng Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã chấp nhận việc có một quan hệ nhân / quả đầy đủ và hợp pháp? Nếu không, tại sao các ngài đầu tư một khoản tiền đáng kể trong việc dọn sạch dioxin tại các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ bị nhiễm chất độc dioxin? Ngài có phủ nhận dioxin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Việt Nam đã từng phơi nhiễm không? 

Nếu ngài ‘nghi ngờ rằng’ có mối quan hệ và đang hỗ trợ Việt Nam trong công tác nghiên cứu nhằm làm rõ mối quan hệ này, chắc hẳn phải những bằng chứng khoa học ‘được ngài chấp nhận’ thúc đẩy phía Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động dọn sạch Chất độc Da cam…có phải mọi việc là như vậy, và nếu vậy, ngài và chính phủ của ngài đang dựa trên bằng chứng nào? 

Điều gì đã làm Hoa Kỳ từ bỏ việc từ chối và không hành động trong nhiều thập kỷ? Tôi chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ không tự nhiên thức dậy sáng nay và nói “đến lúc phải làm cho đúng rồi”. Về cơ bản, tại sao Hoa Kỳ ‘hiện nay’ hỗ trợ Việt Nam vấn đề chất độc da cam / dioxin, khi đã làm ngơ những kêu gọi phải có hành động có trách nhiệm đối với Việt Nam và cộng đồng quốc tế nói chung trong nhiều thập kỷ qua. Điều gì đã thay đổi? Các sự kiện hoặc dữ liệu / thông tin đã diễn ra như thế nào, cho dù là trong chính phủ Hoa Kỳ hay ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà cuối cùng đã đưa nước Hoa Kỳ đến việc hỗ trợ Việt Nam như ngày nay? 

……

Tôi nghi ngờ việc vì Hoa Kỳ nhận biết sự nguy hiểm của dioxin, nên đã hỗ trợ việc dọn sạch. Đây không phải là một sự tiến bộ khó hiểu khi Hoa Kỳ thừa nhận sự nguy hiểm của dioxin đối với sức khỏe con người. Việc công khai thừa nhận điều này trong bối cảnh tình hình của Việt Nam cũng có thể là một vấn đề khác. 

Tôi mong muốn cộng đồng báo chí đặt ra những câu hỏi cho Ngài Đại Sứ Shear và đưa câu trả lời của ngài lên báo chí. 

Vấn đề chính trị và khoa học phức tạp về chất độc da cam / dioxin ở Việt Nam ít nhất đã có những tiến triển với những bước đi mang tính giải quyết đầu tiên, Hoa Kỳ đã có những động thái tích cực về vấn đề này, mặc dù tốc độ còn chậm chạp, tuy nhiên, sẽ cần thêm những nỗ lực đáng kể để giải quyết vô số các vấn đề môi trường và sức khỏe liên quan đến việc rải hơn 80 triệu lít chất độc da cam lên môi trường, chuỗi thức ăn, và dân số Việt Nam trong cuộc chiến Hoa Kỳ-Việt Nam. 

 

 Wayne  Dwernychuk  – Nhà khoa học môi trường – BRITISH COLUMBIA CANADA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.